Tin mới nhất

Cấm suốt 2 năm, Trung quốc vừa mở cửa cho ớt tươi Việt Nam

Sau khi tạm dừng từ năm 2020, vừa mới đây Trung Quốc đã cho phép quả ớt tươi Việt Nam xuất khẩu trở lại sang thị trường này.

Thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), ngày 04/03, đơn vị này đã nhận được thông báo từ Thương vụ Việt Nam tại Bắc kinh về việc Tổng Cục Hải quan Trung Quốc về việc cho phép xuất khẩu trở lại mặt hàng quả ớt tươi của Việt Nam. 

Đây là kết quả của một quá trình đàm phán bắt đầu từ việc xây dựng phương pháp nghiên cứu và trực tiếp tiến hành thực hiện thí nghiệm xác định thông số xử lý Cục BVTV.

Theo đó, tháng 10/2021 phía Tổng Cục Hải quan Trung Quốc đã có văn bản đồng ý với các biện pháp kỹ thuật do Cục đề xuất và tiến hành kiểm tra trực tuyến với các cơ sở đóng gói của Việt Nam.

Đến nay, phía Trung Quốc đã đồng ý công nhận cho 5 đơn vị xuất khẩu ớt tươi sang thị trường này.

Cấm suốt 2 năm, Trung quốc vừa mở cửa cho ớt tươi Việt Nam
Tạm dựng từ 2020, nay ớt tươi Việt Nam được phép xuất khẩu trở lại sang Trung Quốc

Hiện tại Cục BVTV đang nỗ lực đàm phán để ký nghị định thư xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, 5 đơn vị đã được cấp phép có thể thực hiện xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc nếu lô hàng bảo đảm các yêu cầu về nhập khẩu, đặc biệt là đáp ứng yêu cầu về xử lý kiểm dịch thực vật.

Yêu cầu với các lô hàng xuất khẩu là bảo đảm các yêu cầu trong dự thảo nghị định thư, đồng thời đáp ứng yêu cầu về xử lý kiểm dịch thực vật bằng Methyl Bromide và xử lý lạnh. Cụ thể: Xử lý Methyl Bromide với liều lượng 32g/m3 trong 2 giờ hoặc 18g/m3 trong 5 giờ; Xử lý lạnh sau khi xử lý Methyl Bromide ở nhiệt độ 0.56-2.77°C trong 4 ngày hoặc nhiệt độ 3.33-8.33°C trong 11 ngày.

 

Cục Bảo vệ thực vật sẽ cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với lô đáp ứng các yêu cầu: hàng hóa từ các vùng trồng Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số và và cơ sơ đóng gói đã được được phía Trung Quốc công nhận; xác nhận thông tin quá trình xử lý kiểm dịch thực vật căn cứ trên giấy chứng thư khử trùng do các đơn vị cung cấp dịch vụ đủ điều kiện hành nghề xử lý kiểm dịch thực vật thực hiện. Cùng với đó là việc ghi thông báo bổ sung lên Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật với nội dung đã thống nhất với phía Tổng Cục Hải quan Trung Quốc.

Trong thời gian tới để phía Trung Quốc sẽ có hướng dẫn để công nhận thêm các cơ sở đóng, Cục BVTV sẽ phối hợp với các địa địa phương hướng dẫn các cơ sở chế biến, đóng gói có nhu cầu xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của phía bạn, đồng thời đệ trình danh sách để Tổng cục Hải quan Trung Quốc thực hiện kiểm tra và phê duyệt.

Trước đó, trong năm 2020, Trung Quốc đã yêu cầu phía Việt Nam tạm dừng xuất khẩu mặt hàng này do có sinh vật gây hại là ruồi đục quả. Phía cơ quan chức năng Trung Quốc yêu cầu quả ớt nhập từ Việt Nam sẽ phải được sản xuất từ những vùng không nhiễm ruồi đục quả, hoặc phải được xử lý kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu.

Cảnh báo vụ lừa đảo xuất khẩu điều trăm triệu USD

Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) ngày 8/3 có văn bản hỏa tốc gửi Đại sứ quán Việt Nam và Thương vụ Việt Nam tại Ý về việc nhận được kêu cứu của một số DN điều đang đứng trước nguy cơ bị lừa hàng trăm triệu USD.

Theo đó, các DN đã ký hợp đồng với một số khách hàng Ý thông qua công ty môi giới Kim Hạnh Việt (TP.HCM) để xuất khẩu gần 100 container nhân điều sang thị trường này.

Hiện, hàng đã và đang đến các cảng nước bạn. Tuy nhiên, với hồ sơ gửi đến ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ, trong quá trình gửi hồ sơ nhờ thu từ ngân hàng Việt Nam tới các ngân hàng của người mua thì đều có sự thay đổi về số Swift (mã định danh ngân hàng), sau khi ngân hàng của người mua nhận được bộ chứng từ thì thông báo người mua không phải khách hàng của họ và đã trả lại bộ chứng từ nhưng không ghi rõ trả theo hình thức nào, không cung cấp số vận đơn.

Với các hồ sơ gửi đến ngân hàng tại Ý, ngân hàng quốc gia này thông báo đã nhận được bộ chứng từ nhưng là bản copy, không phải bản gốc.

Hiện tại, các DN rất lo lắng vì không biết bộ chứng từ gốc ở đâu. Trong khi đó, theo quy định, bất cứ ai có bộ chứng từ gốc đều có thể nhận hàng.

“Các doanh nghiệp nhận định đây là một vụ lừa đảo lớn vì số lượng lên đến gần 100 container điều với trị giá hàng trăm triệu USD. Tình hình rất cấp bách”, Vinacas thông tin.

T.A

Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/tin-vui-ot-tuoi-viet-nam-duoc-phep-xuat-khau-tro-lai-sang-trung-quoc-821411.html