Tin mới nhất

Chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú ‘trăng hồng’ vào tối nay

Đây là thời điểm tuyệt vời nhất để tận mắt chiêm ngưỡng trăng hồng.

Trăng tròn tháng 4 dương lịch được gọi là trăng hồng, đặt tên theo những bông hoa màu hồng rực rỡ nở vào mà xuân.

Chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú 'trăng hồng' vào tối nay

Chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú ‘trăng hồng’ vào tối nay

Đó là loài hoa thảo mộc rêu hồng, hay còn gọi là lan leo, loài thực vật có nguồn gốc từ miền đông nước Mỹ.

Trăng tháng 4 còn có nhiều tên gọi khác như mặt trăng cỏ nảy mầm, mặt trăng trứng. Nhiều bộ lạc ven biển gọi là trăng cá vì đây là khoảng thời gian cá trích dày mình lội ngược dòng đẻ trứng.

Theo người Mỹ bản địa, trăng tròn tháng 4 dương lịch là sự tôn kính với mùa xuân vì mọi thứ đều gắn với mùa này.

Bộ lạc Dakota gọi đó là mặt trăng khi các con suối nhiều nước trở lại, trong khi bộ tộc Tlingit gọi là mặt trăng của thực vật chớm nở.

Hoa thảo mộc rêu hồng nở vào mùa xuân

Hoa thảo mộc rêu hồng nở vào mùa xuân

Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, mặt trăng hồng sẽ xuất hiện trong ba ngày từ thứ 6 nhưng sáng rõ nhất là tối thứ 7.

Gordon Johnston, nhà điều hành chương trình, Ban giám đốc sứ mệnh khoa học tại trụ sở NASA ở Washington cho biết: “Đây sẽ là ngày cuối tuần trăng tròn”.

Theo NASA, không giống như hai năm trước, trăng hồng tháng 4 này không phải là siêu trăng. Sau trăng hồng, còn 8 sự kiện trăng tròn trong năm 2022 tính theo dương lịch, 2 trong số đó là siêu trăng.

Siêu trăng tròn tháng 6 vào ngày 14/6 và mặt trăng Super Buck vào ngày 13/7 sẽ sáng hơn tới 14% và lớn hơn 7% so với các trăng tròn trung bình.

Ngoài ra, người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hai lần nguyệt thực toàn phần và hai lần nhật thực một phần cùng một số trận mưa sao băng vào năm 2022.

Trong tháng 4/2022, trên bầu trời sẽ xuất hiện trận mưa sao băng đáng chú ý. Mưa sao băng Lyrids hay còn gọi là mưa sao băng Thiên Cầm vào đêm 22/4, rạng sáng ngày 23/4.

Lyrids là mưa sao băng loại trung bình tạo bởi những hạt bụi của sao chổi C/1861 G1 Thatcher, được phát hiện vào năm 1861.Mưa sao này diễn ra hàng năm từ 16-25/4, đạt khoảng 20 vệt/giờ vào lúc cực đỉnh. Trận sao băng này đôi khi tạo ra những vệt bụi sáng tồn tại trong vài giây.

Theo kinh nghiệm của những người quan sát thiên văn, để theo dõi các hiện tượng thiên nhiên kỳ thú một cách trọn vẹn nhất, người xem cần lựa chọn khu vực rộng rãi, nơi quan sát cần thoáng đãng, bầu trời trong, không mây, không mưa, không bị nhà cao tầng cản trở và tránh ánh sáng đèn.

Hoàng Dung (lược dịch)

Nguồn Infonet: https://infonet.vietnamnet.vn/chuyen-la/chiem-nguong-hien-tuong-thien-nhien-ky-thu-trang-hong-vao-toi-nay-408944.html