Tin mới nhất

Du lịch phục hồi, “dòng tiền” lại chảy mạnh về bất động sản biển

Không còn là dự báo, nguy cơ lạm phát luồn tiềm ẩn  hiện hữu khi giá hàng hóa tăng nhanh, thổi bùng làn sóng tích trữ bất động sản (BĐS) để tìm kiếm kênh an toàn giữa thời kỳ biến động.

Một “cơn bão” tăng giá từ năng lượng đến phân bón, ngũ cốc tới kim loại đang diễn ra trên toàn cầu và với độ mở kinh tế lớn, Việt Nam khó đứng ngoài.

Ngày 11/3, giá xăng trong nước vọt lên gần 30.000 đồng/lít, tăng mạnh nhất lịch sử. Theo một thống kê, nếu ngày trước cần khoảng 70.000 đồng để đổ đầy một bình xăng thì hiện đã tăng lên 120.000 đồng. Giá xăng dầu tăng kéo theo nhiều mặt hàng Việt Nam đang phụ thuộc nhập khẩu đều tăng… Các đơn vị logistics cũng báo giá vận tải trong nước gia tăng mạnh.

Bất động sản có xu hướng tăng giá mạnh

Để bảo toàn “dòng tiền” khi nguy cơ lạm phát xuất hiện, nhà đầu tư đang tìm đến nhiều kênh tích trữ tài sản hiệu quả. Tuy nhiên, trong những ngày qua, thị trường vàng tiếp tục có nhiều rủi ro. Thống kê ngày 10/3, giá vàng “rơi thẳng đứng” chỉ còn 65 triệu/lượng, rớt tới 7 triệu so với 3 ngày trước đó khiến nhiều nhà đầu tư lao đao . Tương tự, thị trường chứng khoán trong 3 tháng qua luôn trong vòng xoáy lập đỉnh – thoái trào. Trong khi tiền ảo như bitcoin tiếp tục lao dốc, giảm tới 40% so với thời kỳ đỉnh , còn lãi suất tiết kiệm ngân hàng chỉ phổ biến ở mức 5-6%, không đủ sức hấp dẫn .

Du lịch phục hồi, “dòng tiền” lại chảy mạnh về bất động sản biển -0
Biểu đồ thể hiện giá vàng biến động theo xu hướng tăng.

Đây là bài học đã được minh chứng qua nhiều thời kỳ lạm phát cả ở Việt Nam và thế giới. Đơn cử, giai đoạn 2006-2008, Việt Nam bị cuốn vào chu kỳ lạm phát mạnh cùng với nền kinh tế thế giới. Trong giai đoạn này, giá nhà đất đã tăng 100 – 150% chỉ trong một năm, tăng mạnh nhất trong lịch sử.

Du lịch phục hồi, bất động sản biển là đích đến

Sau hai năm gián đoạn vì dịch bệnh, từ Tết Nguyên đán nền du lịch Việt đã phục hồi mạnh mẽ. Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, 9 ngày nghỉ lễ Tết đã đón và phục vụ 6,1 triệu lượt du khách nội địa và thu doanh thu ước tính đạt hơn 25.000 tỷ đồng. Du lịch thăng hoa kéo theo thị trường BĐS nghỉ dưỡng trở lại đường đua, đặc biệt ở các thị trường mới nổi, giàu tiềm năng du lịch, giá còn mềm và có biến động mạnh về hạ tầng. Trong đó, Bình Thuận tiếp tục là khu vực dẫn dắt thị trường nghỉ dưỡng.

Cùng với đà phục hồi của cả nước, du lịch Bình Thuận cũng chứng minh sức hút lớn. Theo thống kê, từ 29 đến mùng 6 Tết Nguyên đán 2022, Bình Thuận đã đón khoảng 75.000 lượt khách du lịch, nhiều resort, khách sạn đạt công suất buồng phòng trên 80%. Nhiều cơ sở lưu trú liên tục kín phòng. Đây là tín hiệu vui cho du lịch Bình Thuận trong giai đoạn “bình thường mới”, mở đầu cho mục tiêu đón từ 4,5 – 4,7 triệu lượt khách trong năm 2022. Những dữ liệu này càng làm tăng thêm niềm tin với nhà đầu tư thị trường.

Du lịch phục hồi, “dòng tiền” lại chảy mạnh về bất động sản biển -0
Bất động sản Kê Gà nhiều tiềm năng nhưng mặt bằng giá vẫn còn thấp.

Đây cũng là tỉnh đang đón nhận nhiều công trình trọng điểm quốc gia, tạo sức bật trực tiếp cho tăng trưởng du lịch. Tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết rút ngắn TP.Hồ Chí Minh đến Kê Gà gần 2 giờ, sân bay Phan Thiết giúp nơi đây tối ưu du khách nội địa (đến từ phía Bắc vốn bị thiết hụt trong nhiều năm qua do không có sân bay) cùng hẹn về đích cuối năm nay tạo ra dư địa tăng trưởng lớn cho BĐS. Năm 2023 các tuyến đường ĐT.719 và ĐT.719B cũng sẽ hoàn thành nâng cấp diện mạo du lịch Bình Thuận. Đến 2025, Sân bay Long Thành cách Kê Gà 1 giờ di chuyển dự báo sẽ tạo ra nhịp tăng trưởng thứ 2 khi đây là đòn bẩy quan trọng giúp Bình Thuận đón đầu dòng du khách quốc tế. Với những công trình trọng điểm này, Bình Thuận được sẽ là điểm đến hàng đầu Việt Nam, cạnh tranh cùng các thị trường truyền thống như Đà Nẵng, Nha Trang. Đi kèm theo đó, không chỉ giá BĐS mà bài toán khai thác lưu trú hay kinh doanh dịch vụ du lịch đều rất khả quan.

Xét về mặt bằng giá, nếu các thị trường truyền thống đã có mức giá đạt đỉnh, bão hòa hoặc tăng trưởng chậm thì Bình Thuận được đánh giá sẽ có biến động mạnh do mức giá còn khá mềm.

Khảo sát tại một website về bất động sản vào đầu tháng 12/2021, một lô đất mặt tiền đường 2/9, quận Hải Châu, Đà Nẵng có giá khoảng 330 triệu mỗi m2. BĐS Nha Trang ở mức trung bình 400- 550 triệu/m2, tùy vị trí trên mặt tiền đường Trần Phú. Tại Phú Quốc, giá biệt thự biển đang dao động khoảng 100 triệu/m2. Mặt tiền đường Thùy Vân, Vũng Tàu đang neo ở mức 250 – 350 triệu/m2. Tại Hồ Tràm, giá bán khu vực đang ở mức 110 triệu/m2. Cùng nằm trên cung đường biển này, giá đất Kê Gà đang nằm trong vùng trũng.

Theo khảo sát, giá nhà phố thương mại hoàn thiện 1 trệt 2 lầu trong tổ hợp Thanh Long Bay dao động 8 tỷ/căn 1 trệt 2 lầu hoàn thiện. Trừ chi phí xây dựng, tương đương khoảng 45 – 50 triệu mỗi m2. Đây được xem là bảng giá thấp nhất trong các đô thị du lịch nói chung và dọc tuyến ven biển trải dài từ Vũng Tàu đến Mũi Né.

Ở điều kiện bình thường, BĐS Bình Thuận đã được đánh giá cao về dư địa tăng trưởng tốt. Do đó khi đặt trong bối cảnh lạm phát, tỷ lệ này dự báo còn tăng cao hơn nữa. BĐS nghỉ dưỡng tại đây thỏa mãn được cả yếu tố khai thác cho thuê để có dòng tiền ổn định và tăng trưởng BĐS – thỏa mãn kênh trú ẩn an toàn giữa thời bão giá như hiện nay. Chưa kể đáp ứng được nhu cầu nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe – một xu hướng được ưa chuộng sau dịch bệnh. Trong đó, dòng tiền hiện đang dịch chuyển về các tổ hợp nghỉ dưỡng lớn, có pháp lý minh bạch và chiến lược phát triển vĩ mô.

Du lịch phục hồi, “dòng tiền” lại chảy mạnh về bất động sản biển -0
Khu đô thị giải trí – nghỉ dưỡng – thể thao biển Thanh Long Bay.

Đơn cử như khu đô thị Thanh Long Bay – siêu tổ hợp lớn bậc nhất Kê Gà có quy mô 90ha với 8 phân khu và hơn 1.000 tiện ích. Đáng chú ý, Thanh Long Bay sở hữu trung tâm thể thao biển lớn nhất và đầu tiên tại Việt Nam, phù hợp với xu hướng phát triển, thế mạnh đặc trưng của tỉnh Bình Thuận. Do đó, tổ hợp này được kỳ vọng là động lực phát triển của nền du lịch tỉnh, giúp nơi đây trở thành điểm đến toàn cầu. Từ đó, bài toán gia tăng giá trị BĐS – khai thác lưu trú, thương mại hay nhu cầu nghỉ dưỡng đều được đảm bảo giữa thời lạm phát và dịch bệnh.

Nguồn: https://cand.com.vn/doanh-nghiep/du-lich-phuc-hoi-dong-tien-lai-chay-manh-ve-bat-dong-san-bien-i647081/