An ninh - Trật tự - Pháp luậtTin mới nhất

Tái diễn nạn “tín dụng đen”

Nhiều đường dây “tín dụng đen” trên địa bàn tỉnh bị cơ quan chức năng triệt phá, phần nào cho thấy tính chất phức tạp của tệ nạn này.
Cảnh sát hình sự khám xét chỗ ở đối với đối tượng Lâm Quang Phát, cầm đầu đường dây tín dụng đen. Ảnh: T.C
Cảnh sát hình sự khám xét chỗ ở đối với đối tượng Lâm Quang Phát, cầm đầu đường dây tín dụng đen. Ảnh: T.C
Bẫy “tín dụng đen”

Dịch Covid-19 tác động mạnh đến đời sống xã hội, nhiều người gặp khó khăn do mất việc, thu nhập giảm sút… Đây cũng là yếu tố khiến cho hoạt động cho vay lãi nặng có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn.

Gần đây nhất, ngày 25.9, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phối hợp với Công an TP.Tam Kỳ phát hiện Lê Văn Tú (SN 2001, trú thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) nghi vấn đang có hành vi thu tiền lãi của khách hàng nên mời về trụ sở để làm rõ.

Qua làm việc, đối tượng Lê Văn Tú khai nhận từ tháng 3.2021 đến nay, đã đến Tam Kỳ cùng với Hoàng Ngọc Phước (SN 2000) tạm trú tại phường An Phú để giúp Hà Văn Đông (SN 1997, cùng trú TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), Trần Văn Vĩnh (SN 1992), Đoàn Trung Bình (SN 1998, cùng trú tỉnh Ninh Bình) và Phạm Hữu Quang (SN 1998, trú Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) hoạt động cho vay lãi nặng.

Khám xét nơi ở các đối tượng, công an thu giữ 12 điện thoại, 3 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được người vay thế chấp, 5 CMND, 10 giấy vay tiền viết tay và hàng nghìn tờ rơi với nội dung cho vay trả góp bằng CMND, hộ khẩu, giấy tờ xe với lời mời lãi suất thấp.

Bước đầu, cơ quan điều tra xác định đường dây này đã cho hơn 100 người dân ở Quảng Nam vay với số tiền hơn 5 tỷ đồng, lãi suất dao động 30 – 40% tháng, thu lợi bất chính 1 tỷ đồng. Người vay hầu hết là người có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ.

Trước đó, ngày 19.9, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh phối hợp cùng Phòng Cảnh sát cơ động và Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ đã khám xét khẩn cấp chỗ ở của 3 đối tượng gồm Lâm Quang Phát (SN 1993, trú Kim Sơn, Ninh Bình, tạm trú 309 Lý Thường Kiệt, phường An Mỹ, TP.Tam Kỳ), Lý Văn Đức (SN 2002, trú Cư Jút, Đắk Nông), Bùi Văn Tuấn (SN 1999, trú Bá Thước, Thanh Hóa).

Đây là 3 đối tượng trong đường dây cho vay lãi nặng hoạt động trên địa bàn TP.Tam Kỳ và các địa bàn lân cận suốt nhiều tháng qua, với số tiền cho vay ước tính hơn 10 tỷ đồng, trục lợi hơn 3 tỷ đồng.

Trung tá Mai Văn Tâm – Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh cho hay, các đối tượng cho vay chủ yếu nhắm đến người có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn, hộ kinh doanh nhỏ lẻ, muốn vay nóng mà không có tài sản thế chấp, cộng thêm hạn chế nhận thức về vấn đề lãi suất… để tiếp cận và đưa vào bẫy.

Thận trọng trong giao dịch vay tiền

Ông Hồ Hoát – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường An Mỹ (TP.Tam Kỳ) chia sẻ, thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các hội đoàn thể của phường thường xuyên cung cấp thông tin về phương thức thủ đoạn, các đường dây cho vay nặng lãi để người dân biết, chủ động phòng ngừa.

“Nhiều gia đình lâm vào cảnh nợ nần, bị khủng bố, đe dọa do dính vào tín dụng đen. Ngay sau khi đường dây của đối tượng Lâm Quang Phát bị công an triệt phá, chúng tôi cũng đã thông báo rộng rãi để bà con nắm và phòng tránh” – ông Hoát nói.

Thủ đoạn của tội phạm “tín dụng đen” là lập công ty tài chính làm vỏ bọc, rải, dán tờ rơi các nơi công cộng, quảng cáo trên không gian mạng, kêu gọi vay vốn, không cần thế chấp… Trên thực tế các đối tượng áp dụng lãi suất rất cao, lãi chồng lãi và các loại phí khác, khiến người vay mất cân đối việc vay và trả gốc, mất khả năng chi trả, cầm cố thế chấp cho các đối tượng.

Qua đó tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tội phạm từ các hành vi giữ người trái pháp luật, hủy hoại tài sản, cưỡng đoạt tài sản… gây mất an ninh trật tự. Ngoài ra, các đối tượng di chuyển nhiều nơi, tiếp cận nhiều người để cho vay, không loại trừ nguy cơ lây lan dịch bệnh.

“Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, quản lý, đấu tranh với tội phạm tín dụng đen, Phòng Cảnh sát hình sự đề nghị người dân cần hết sức cảnh giác, nên tiếp cận ngân hàng, cơ sở tín dụng để hưởng chính sách tín dụng hợp pháp, đúng quy định.

Về lâu dài, chúng tôi kiến nghị cần có điều chỉnh trong hoạt động tín dụng, xem xét cơ chế cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục, quy trình, mở rộng đối tượng để người dân không tìm đến tín dụng đen” – Trung tá Mai Văn Tâm nói.

THÀNH CÔNG
Nguồn: Nhiều đường dây “tín dụng đen” trên địa bàn tỉnh bị cơ quan chức năng triệt phá, phần nào cho thấy tính chất phức tạp của tệ nạn này.
Cảnh sát hình sự khám xét chỗ ở đối với đối tượng Lâm Quang Phát, cầm đầu đường dây tín dụng đen. Ảnh: T.C
Cảnh sát hình sự khám xét chỗ ở đối với đối tượng Lâm Quang Phát, cầm đầu đường dây tín dụng đen. Ảnh: T.C
Bẫy “tín dụng đen”

Dịch Covid-19 tác động mạnh đến đời sống xã hội, nhiều người gặp khó khăn do mất việc, thu nhập giảm sút… Đây cũng là yếu tố khiến cho hoạt động cho vay lãi nặng có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn.

Gần đây nhất, ngày 25.9, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phối hợp với Công an TP.Tam Kỳ phát hiện Lê Văn Tú (SN 2001, trú thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) nghi vấn đang có hành vi thu tiền lãi của khách hàng nên mời về trụ sở để làm rõ.

Qua làm việc, đối tượng Lê Văn Tú khai nhận từ tháng 3.2021 đến nay, đã đến Tam Kỳ cùng với Hoàng Ngọc Phước (SN 2000) tạm trú tại phường An Phú để giúp Hà Văn Đông (SN 1997, cùng trú TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), Trần Văn Vĩnh (SN 1992), Đoàn Trung Bình (SN 1998, cùng trú tỉnh Ninh Bình) và Phạm Hữu Quang (SN 1998, trú Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) hoạt động cho vay lãi nặng.

Khám xét nơi ở các đối tượng, công an thu giữ 12 điện thoại, 3 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được người vay thế chấp, 5 CMND, 10 giấy vay tiền viết tay và hàng nghìn tờ rơi với nội dung cho vay trả góp bằng CMND, hộ khẩu, giấy tờ xe với lời mời lãi suất thấp.

Bước đầu, cơ quan điều tra xác định đường dây này đã cho hơn 100 người dân ở Quảng Nam vay với số tiền hơn 5 tỷ đồng, lãi suất dao động 30 – 40% tháng, thu lợi bất chính 1 tỷ đồng. Người vay hầu hết là người có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ.

Trước đó, ngày 19.9, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh phối hợp cùng Phòng Cảnh sát cơ động và Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ đã khám xét khẩn cấp chỗ ở của 3 đối tượng gồm Lâm Quang Phát (SN 1993, trú Kim Sơn, Ninh Bình, tạm trú 309 Lý Thường Kiệt, phường An Mỹ, TP.Tam Kỳ), Lý Văn Đức (SN 2002, trú Cư Jút, Đắk Nông), Bùi Văn Tuấn (SN 1999, trú Bá Thước, Thanh Hóa).

Đây là 3 đối tượng trong đường dây cho vay lãi nặng hoạt động trên địa bàn TP.Tam Kỳ và các địa bàn lân cận suốt nhiều tháng qua, với số tiền cho vay ước tính hơn 10 tỷ đồng, trục lợi hơn 3 tỷ đồng.

Trung tá Mai Văn Tâm – Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh cho hay, các đối tượng cho vay chủ yếu nhắm đến người có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn, hộ kinh doanh nhỏ lẻ, muốn vay nóng mà không có tài sản thế chấp, cộng thêm hạn chế nhận thức về vấn đề lãi suất… để tiếp cận và đưa vào bẫy.

Thận trọng trong giao dịch vay tiền

Ông Hồ Hoát – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường An Mỹ (TP.Tam Kỳ) chia sẻ, thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các hội đoàn thể của phường thường xuyên cung cấp thông tin về phương thức thủ đoạn, các đường dây cho vay nặng lãi để người dân biết, chủ động phòng ngừa.

“Nhiều gia đình lâm vào cảnh nợ nần, bị khủng bố, đe dọa do dính vào tín dụng đen. Ngay sau khi đường dây của đối tượng Lâm Quang Phát bị công an triệt phá, chúng tôi cũng đã thông báo rộng rãi để bà con nắm và phòng tránh” – ông Hoát nói.

Thủ đoạn của tội phạm “tín dụng đen” là lập công ty tài chính làm vỏ bọc, rải, dán tờ rơi các nơi công cộng, quảng cáo trên không gian mạng, kêu gọi vay vốn, không cần thế chấp… Trên thực tế các đối tượng áp dụng lãi suất rất cao, lãi chồng lãi và các loại phí khác, khiến người vay mất cân đối việc vay và trả gốc, mất khả năng chi trả, cầm cố thế chấp cho các đối tượng.

Qua đó tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tội phạm từ các hành vi giữ người trái pháp luật, hủy hoại tài sản, cưỡng đoạt tài sản… gây mất an ninh trật tự. Ngoài ra, các đối tượng di chuyển nhiều nơi, tiếp cận nhiều người để cho vay, không loại trừ nguy cơ lây lan dịch bệnh.

“Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, quản lý, đấu tranh với tội phạm tín dụng đen, Phòng Cảnh sát hình sự đề nghị người dân cần hết sức cảnh giác, nên tiếp cận ngân hàng, cơ sở tín dụng để hưởng chính sách tín dụng hợp pháp, đúng quy định.

Về lâu dài, chúng tôi kiến nghị cần có điều chỉnh trong hoạt động tín dụng, xem xét cơ chế cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục, quy trình, mở rộng đối tượng để người dân không tìm đến tín dụng đen” – Trung tá Mai Văn Tâm nói.

THÀNH CÔNG
Nguồn: https://baoquangnam.vn/tin-an-ninh-trat-tu/tai-dien-nan-tin-dung-den-118074.html